Sơn tĩnh điện là gì? Sơn tĩnh điện được ứng dụng như thế nào

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có 02 loại chất dẻo phổ biến là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Các loại nhựa nhiêt dẻo là các chất hình thành một lớp phủ mà không cần phải trải qua quá trình biến đổi cấu trúc phân tử (như polyetylen, polypropylene, nylon, polyvinyclorua và nhựa nhiệt dẻo polyyeste).

Các loại nhựa nhiệt rắn xếp chéo qua nhau tạo ra một lớp màng vĩnh cửu chịu nhiệt và sẽ không bị tan chảy lại (epoxy, hybrit, uretan polyester, acrylic, polyester triglycidyl isoxyanuric (TGIC))…

 

– Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.

Sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau như thế nào?

 Các sản phẩm áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ cho ra lớp sơn dày mịn màng, màu sơn đều, độ bám dính cực   tốt và có độ bóng cao, khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn nhẵn không bị cộm tay.

- Còn lớp sơn của công nghệ sơn thông thường sẽ không đồng đều, chỗ dày, chỗ mỏng khiến cho màu sơn không được đẹp, bộ bóng thấp, khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn không nhẵn mịn mà hơi sần.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện vào đời sống

Sơn tĩnh điện với những ưu việt của mình đã được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị, máy móc có cấu tạo kim loại công nghiệp. Các vật dụng trong gia đình cũng đang được ứng dụng công nghệ sơn này để đảm bảo độ bền cao trong quá trình sử dụng. Các sản phẩm, thiết bị ứng dụng sơn tính điện phải kể đến như:

- Các khung ghế xếp, khung võng, chân bàn, kệ đa năng, giá treo quần áo…

- Trong xây dựng: có thể kể đến như khung cửa sổ, cửa xếp, cổng, hàng rào, giằng thép, khung thép trong kết cấu nhà xưởng, nhà máy.

- Dây truyền sản xuất, máy móc các loại phục vụ sản xuất công nghiệp.               

Những giá trị tuyệt vời của sơn Tĩnh điện với đời sống con người

Bền bỉ theo thời gian

Sơn tĩnh điện là công nghệ tuyệt vời mang lại khả năng bám bền bỉ, công nghệ này giúp giúp cho lớp sơn khó bị bong tróc hơn rất nhiều lần so với các phương pháp sơn truyền thống. Bên cạnh đó, lớp sơn tĩnh điện còn hạn chế bị ăn mòn bởi các loại hóa chất oxi hóa, bảo vệ kim loại được sơn an toàn, tăng tuổi thọ cho sản phẩm.

 

An toàn, thân thiện với con người và môi trường

Sơn tĩnh điện không chỉ mang lại thẩm mĩ vượt trội, công nghệ sơn tĩnh điện còn hạn chế được lớp sơn bong ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mang lại sự an tâm, thoải mái khi sử dụng.

Độ bền cao, sơn tĩnh điện giúp tăng vòng đời của sản phẩm, từ đó giảm thiểu được rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường.

Nguyên lý hoạt động của quy trình công nghệ Sơn tĩnh điện:

Khả năng bền màu và những ứng dụng không thể thiếu trong đời sống, chúng ta đang được biết đến một phương pháp sơn tuyệt vời. Để sơn tĩnh điện lên bề mặt một sản phẩm nào đó là cả một quy trình phức tạp, hay xem để sơn tĩnh điện hoàn chỉnh ta cần những bước nào nhé.

Bước 1: Xử lý bề mặt vật liệu sơn

Xử lý bề mặt mật liệu sơn giúp đảm bảo tạo cho bột sơn có độ bám dính tốt hơn, màu đạt tiêu chuẩn và có độ bền chắc cao hơn. Tại bước này, các công nhân sơn sẽ loại bỏ  các tạp chất trên bề mặt vật liệu sơn như gỉ sét, dầu mỡ, bụi - bẩn và các tạp chất hữu cơ khác. Công đoạn này giúp bề mặt vật liệu tiếp xúc với sơn được tốt hơn.

Để hiệu xuất cao hơn, thông thường người ta sẽ xử lý bề mặt bằng tiếp xúc của vật liệu và lớp sơn bằng những hóa chất chuyên dụng được chứa trong các hệ thống bể, bồn. Các bể chứa hóa chất gồm những loại sau:

  • Bể tẩy dầu mỡ.
  • Bể tẩy gỉ sét.
  • Bể nước sạch.
  • Bể định hình bề mặt.
  • Bể photphat hóa bề mặt.
  • Bể thụ động hóa sản phẩm.

 

Các vật liệu sơn được phân loại theo chất liệu, màu sắc và đơn hàng, sau đó được đưa vào lưới thép không gỉ rồi lần lượt được nhúng vào các bể xử lý bề mặt. Thời gian ngâm sản phẩm trong bể hóa chất sẽ tùy thuộc vào đặc tính của từng loại vật liệu.

 

Sau khi bề mặt vật liệu đã được làm sạch hoàn toàn, vật liệu sẽ được sấy khô. Tại đây, vật liệu được sấy ở nhiệt độ lên đến 120oC trong 10 - 15 phút để làm khô hơi nước. Sản phẩm sau khi xử lý phải được đặt ở nơi khô, thoáng, tránh sự hiện diện của nước và hóa chất tác động đến chất lượng vật liệu.

Bước 2: Phun sơn

 

Quá trình phun sơn tĩnh điện sẽ được diễn ra trong buồng sơn. Buồng phun sơn đảm bảo độ kín đảm bảo sơn không phát tán nhiều ra môi trường bên ngoài. Buồng sơn kín  giúp thu hồi lượng bột sơn dư để tái sử dụng cho lần sơn tiếp theo.

Buồng phun sơn có 2 loại:

  • Loại dành cho 1 súng phun (buồng phun đơn): Sử dụng 1 súng phun, vật sơn được treo vào móc và đưa vào buồng phun.
  • Loại dành cho 2 súng phun (buồng phun đôi, buồng phun đối xứng): Vật sơn được đặt trên băng tải vào buồng phun, 2 súng phun ở 2 phía đối diện phun vào 2 mặt của sản phẩm. Để sơn và thu hồi bột sơn, ta cần có thiết bị phun sơn tĩnh điện, và một hệ thống cấp khí gồm máy nén khí và máy tách ẩm.

 

Quá trình phun sơn tĩnh điện

Để tiến hành quá trình phun sơn tĩnh điện, tất cả những sản phẩm trước khi treo lên băng tải sẽ phải làm sạch một lần nữa với máy nén khí xịt sạch bề mặt sản phẩm.

 

Trước khi sơn bạn cần kiểm tra tất cả thiết bị phun bao gồm súng sơn, vòi phun, điện, hơi, tiếp mát, quạt hút buồng phun, đèn chiếu sáng... Khi sơn, tay súng sơn (GUN) luôn luôn phải vuông góc với vật cần sơn, khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn là khoảng 10 - 15cm đối với phun tay, 20 - 25cm đối với súng phun tự động.

Đối với phun sơn thủ công (phun tay), nên sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau, sơn phía dưới trước, sơn phía trên sau.

Bước 3: Sấy khô

Sau khi quá trình phun sơn hoàn tất, sản phẩm được đưa vào lò sấy chuyên dụng, sấy ở nhiệt độ khoảng 180oC - 200oC trong 10 phút để làm khô sản phẩm. Loại lò sấy này có nguồn nhiệt chính từ tia hồng ngoại hoặc burner với nguyên liệu đốt là khí gas.

Bước 4: Kiểm tra, đóng gói

Sau khi hoàn thành sấy khô, chúng ta tiến hành kiểm tra thành phẩm trước khi đóng gói, các sản phẩm bị lỗi sơn sẽ được phân loại và chỉnh sửa đến khi đạt yêu cầu.

Như vậy, Xdaily đã giới thiệu cho bạn đọc về công nghệ sơn tĩnh điện là gì? tác dụng, ưu điểm, quy trình sơn hoàn chỉnh sản phẩm của công nghệ này. Hi vọng, sẽ giúp các bạn có nhiều kiến thức thú vị về công nghệ này, có nhiều ưu ái hơn khi mua sắm hoặc sử dụng các vật dụng gia đình.

 

XDAILY
XDAILY
icon Hotline
icon Zalo
icon Tin nhắn